.Phương pháp chẩn đoán viêm thoái hóa khớp

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology), 1991, có thể chẩn đoán viêm thoái hóa khớp dựa vào:

          Yếu tố nguy cơ

  • Phát hiện gai xương ở rìa khớp (trên X Quang).
  • Có dịch thoái hoá.
  • Độ tuổi trên 38 tuổi
  • Có dấu hiệu cứng khớp dưới 30 phút.
  • Xuất hiện tiếng lách khách, lục khục khi cử động khớp.

Biểu hiện lâm sàn

  • Tràn dịch khớp: đôi khi thấy ở khớp gối, do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
  • Biến dạng khớp: Xuất hiện các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

Các phương chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang quy ước: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
  • Giai đoạn 2: Tình trạng mọc gai xương rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
  • Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp kèm theo nhiều kèm xơ xương dưới sụn.

Siêu âm khớp: Phương pháp này nhằm kiểm tra tình trạng hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp, giúp phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ với hình ảnh biểu thị bằng không gian ba chiều, giúp phát hiện được các tổn thương ở sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.

Nội soi khớp: Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau, kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.

Làm xét nghiệm máu và sinh hoá: Đo tốc độ lắng máu bình thường.

Dịch khớp: Tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Trong suy nghĩ của nhiều người, đây là là căn bệnh của người già. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể bắt đầu vào giai đoạn lão hóa, tuy nhiên với xu hướng ngày càng trẻ hóa, căn bệnh viêm xương khớp này ngày càng phổ biến ở nhiều nhóm đối tượng như:

  • Người lớn tuổi
  • Người làm việc tay chân ở mức độ thường xuyên và liên tục
  • Người tập luyện thể thao ở cường độ cao và có tiền sử chấn thương
  • Người có các dị dạng bẩm sinh hoặc biến dạng thứ phát sau khi gặp chấn thương
  • Người thừa cân, béo phì